Thất ngiệp sau khi tốt nghiệp ngày càng tăng. Một câu hỏi được đặt ra với tất cả chúng ta. Vì sao các công ty đang cạn kiệt chất xám, thiếu nhân lực còn sinh viên tốt nhiệp ra trường vẫn thất nhiệp. Hiện nay Việt Nam chúng ta đại đa số sinh viên sau khi ra trường thất nghệp hoặc làm trái nghề. Dù bạn đang học một trường học có tiếng cả nước, dù bạn là một người chăm chỉ, chịu tìm tòi học hỏi sau khi ra trường cầm trên tay tấm bằng đẹp mà vẫn thất nghiệp. Website 10Hay.com với mục tiêu vì sự phát triển của cả cộng đồng sẽ, giới thiệu đến các bạn top 10 lý do khiến sinh viên Việt Nam thất nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường.
1. Trình độ thực hành thấp
Thất nghiệp do không được thực hành. Hầu hết học sinh, sinh viên Việt Nam chỉ chú trọng nhiều vào lý thuyết, sách vở mà quên mất cần rèn các kĩ năng, cần phải thực hành. Đây cũng là lý do học sinh, sinh viên Việt Nam luôn đoạt được các giải thưởng lớn tại các cuộc thi trí tuệ trên thế giới nhưng lại không thể áp dụng các kiến thức đó vào thực tiễn để sáng tạo ra những sản phẩm có công nghệ cao và có ích cho cuộc sống. Trong thời đại công nghệ như hiện nay nếu bạn không có kĩ năng thì bạn sẽ nhanh chóng bị đào thải. Sinh viên Việt Nam thất nhiệp nhiều vì đa số họ chỉ có lý thuyết mà chẳng hay biết việc họ cần làm là gì.
2. Thiếu kĩ năng mềm
Từ việc trình độ thực hành thấp dẫn tới thiếu kĩ năng mềm. Các công ty dù thiếu nhân lực thế nào đi chăng nữa họ cũng sẽ không tuyển một người ù lì, không có kĩ năng thuyết trình, sáng tạo, giao tiếp thì không tự tin. Tại Việt Nam, các kỹ năng mềm chưa được chú trọng nhiều trong các nhà trường, nó chưa trở thành môn học thiết yếu như các quốc gia phát triển. Ở nhiều nơi trên thế giới trẻ em của họ từ rất nhỏ đã được dạy rất nhiều kỹ năng mềm giúp chúng tự tin, hoạt bát hơn.
3. Vốn ngoại ngữ kém
Trong thời đại mở cửa như hiện nay thì quốc gia nào có rào cản về ngôn ngữ càng lớn thì càng khó phát triển. Hầu hết các công ty ở Việt Nam là các công ty đa quốc gia và nhân viên nhân viên của họ nếu không có trình độ ngoại ngữ tốt thì thường bị sa thải hoặc sẽ thất nhiệp. Không chỉ sử dụng mỗi tiếng Anh thôi đâu ngày nay các ngôn ngữ khác trên thế giới cũng rất phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp,… cũng đang trở thành sự những ngôn ngữ bắt buộc cho những người muốn vào những công ty có vốn đầu tư từ các quốc gia đó.
Xem thêm: Top 10 website học tiếng anh online tốt nhất Việt Nam
4. Thích công việc nhàn hạ
Người Việt Nam yêu công việc nhàn hạ mà còn nhiều tiền, đó chính là lý do vì sao mà các ngành kinh tế luôn chặt kín sinh viên còn những ngành kĩ thuật thì sinh viên càng ngày càng ít. Tất nhiên đầu vào càng nhiều thì số lượng đầu ra dư thừa càng nhiều, dẫn đến số lượng sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường không ngừng tăng lên. Nhiều người muốn tìm công việc nhàn hạ mà không ngừng thay đổi công ty nên dẫn đến chẳng có công ty nào chứa nổi họ.
5. Mối quan hệ
Thất nghiệp do một vấn đề không thể không kể đến là mối quan hệ. Bạn có giỏi đến đâu đi chăng nữa mà bạn không có người nâng đỡ, không có mối quan hệ thì cũng có nguy cơ thất nhiệp rất cao. Lạm dụng mối quan hệ dẫn tới tình trạng sinh viên nghèo ở nông thôn dù giỏi tới đâu cũng thất nghiệp sau khi ra trường.
6. Việc nhẹ lương cao
Hầu hết người Việt Nam rất “được voi đòi tiên” họ không có việc làm thì họ muốn tìm ra việc nhưng khi có việc lại muốn lương cao. Họ chỉ quan tâm rằng công ty trả cho họ bao nhiêu mà không nghĩ rằng họ kiếm cho công ty bao nhiêu. Bạn sẽ có lương cao nếu bạn đem lại cho công ty một lợi ích nào đó.
7. Không có trách nhiệm trong công việc
Khi đi làm bạn đừng nên nghĩ tới việc “hôm nay không làm thì mai làm”. Xin hãy có trách nhiệm với những gì bạn đang làm, hãy đảm bảo rằng trước khi bạn ra về mọi công việc đã được hoàn thành. Người Việt Nam hay lắm! Họ coi văn phòng là nơi buôn những câu chuyện hơn là nơi làm việc, họ buôn xong cho đủ 8 tiếng là họ về. Những nhân viên như thế sẽ nhanh chóng bị đòa thải mà thôi.
8. Học Vẹt
Bạn càng đặt nặng vấn đề lý thuyết thì bạn sẽ càng rơi vào tình trạng học vẹt. Việc học vẹt sẽ làm bạn trở nên rập khuân thiếu tính sáng tạo trong công việc. Làm theo người khác thì ai cũng làm được cái khó là bạn biết sáng tạo ra cái người khác không có. Hãy học hiểu chứ đừng học vẹt. Bạn đừng đặt nặng điểm số vì sau khi ra trường bạn có công việc mà không có khả năng thì rồi bạn sẽ nằm trong số sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường mà thôi.
9. Làm việc nhóm kém
Trong công ty không chỉ có một mình bạn, bạn không thể làm việc trong một tập thể vói tinh thần cá nhân. Sinh viên Việt Nam hay lắm họ có thể buôn chuyện theo nhóm nhưng làm việc nhóm thì vô cùng kém. Các ông chủ họ sẽ không tuyển nhân viên về chỉ khiến họ phải đi hòa giải mâu thuẫn nội bộ đâu. Thay vì cá nhân quá cáo bạn hãy trở thành một người biết lắng nghe nhiều hơn.
10. Chú trọng bằng cấp
Các công ty Việt Nam cứ nhìn bằng đẹp là thích họ chẳng quan tâm xem sau cái bằng đẹp đó là gì, liệu sau khi tuyển về họ có làm được việc không. Số lượng các công ty đòi hỏi bằng cấp chính quy rất nhiều mà họ không quan tâm đến cái kĩ năng mà đối tượng đến phỏng vấn có được. Từ sự việc này sinh viên có tay nghề ra trường vẫn cứ thất nghiệp.
Tù bài viết trên mong rằng các bạn sinh viên sẽ có những chuẩn bị tốt nhất cho con đường tương lai của mình. Và đừng quên chia sẻ cho bạn bà của mình nhé!
Xem thêm: