Đức Phật luôn hướng con người chúng ta tới việc tu tâm, tích đức làm điều thiện. Dù các bạn không theo Phật giáo cũng nên tìm hiểu về những đạo lý trong cuộc sống mà đức Phật đã dạy, chắc chắn bạn sẽ thấu hiểu ra nhiều điều. Đối với Công Giáo người ta thờ Chúa và có ngày Chúa giáng sinh thì đối với Phật Giáo lại có ngày Phật Đản hay còn gọi là ngày đức Phật được đản sinh ra đời. Hôm nay 10Hay sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về nguồn gốc, ý nghĩa và lịch sử ngày lễ Phật Đản 15/4 nhé!
Lễ Phật Đản được tổ chức vào ngày nào?
Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản 15/4 (âm lịch) đã được liên hiệp quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Lễ Phật đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà liên hiệp quốc gọi là Vesak (lễ Phật đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).
Nguồn gốc ngày lễ Phật Đản 15/4
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Ngài được cho là sinh vào ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 trước tây lịch (theo lý giải của phái Nam tông), mùng 8/4 âm lịch (theo lý giải của phái theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni – nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal. Chính vì thế, lễ Phật đản được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, ở các nước theo đạo Phật là để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.
Lịch sử lễ Phật Đản
Theo lịch sử Nam truyền gọi Ngài là Bồ tát hiệu là Sĩ Đạt Ta, hay Tất Đạt Đa. Bồ tát Sĩ Đạt Ta được sanh ra tại Vương quốc Ca Tỳ La Vệ, trong công viên Lâm bi ni, một Vương quốc nằm cạnh chân núi Hy Mã Lạp Sơn (năm 624 trước công nguyên), cha là Vua Tịnh Phạn, mẹ là Hoàng Hậu Ma Da, Ngài là vị Hoàng Thái tử sẽ nối nghiệp Hoàng gia. Tuy nhiên vào năm 19 tuổi (có thuyết nói năm 29 tuổi) Ngài vượt thành và dòng sông Anôma xuất gia (vào khoảng năm 604 trước công nguyên) tu khổ hạnh 6 năm chốn rừng già, cuối cùng bên dòng sông Ni Liên Ngài hoát nhiên đại ngộ tìm ra được chân lý giữa cuộc đời đầy khổ đau và nước mắt, hóa giải cho chúng sanh thoát khỏi sanh tử luân hồi và Ngài đắc đạo thành Phật dưới cây Bodh Gaya (năm 598 trước công nguyên), hiện nay là một thành phố thuộc quận Gaya, Bihar, Ấn Độ.
Phật Đản là ngày lễ trọng đại được tổ chức hằng năm bởi cả hai truyền thống nam và bắc tông. Ngày nay người ta thường biết đến Phật Đản qua tên gọi Vesak. Vesak là tiếng Sinhala có thể được đọc trại ra từ Vaishākha trong tiếng Pali, là tên gọi của tháng Hai lịch pháp Ấn Độ giáo. Ở Ấn Độ, Bangladesh và Nepal, Vesak còn được gọi là Visakah Puja (lễ hội Visakah), Buddha Purnima hay Buddha Jayanti , Thái Lan gọi là Visakha Bucha, Indonesia gọi là Waisak, Tây Tạng gọi là Saga Daw, Lào gọi là Vixakha Bouxa và Myanma gọi là Ka-sone-la-pyae.
Ý nghĩa và tầm quan trọng lễ Phật Đản thế giới
Tại đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo, Tích Lan, 25/5 đến 8/6/1950, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia Phật giáo đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch (15/4 âl).
Ngày 15/12/1999, theo đề nghị của 34 quốc gia có tín ngưỡng Phật giáo, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật, Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hiệp Quốc, những hoạt động kỷ niệm sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp quốc trên thế giới từ năm 2000 trở đi, được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng 5 dương lịch (15/5 dl).
Ý nghĩa và tầm quan trọng lễ Phật Đản tại việt nam
Lễ Phật đản được công nhận là một ngày lễ chính thức tại Việt Nam bắt đầu từ năm 1958 do chính phủ đệ nhất cộng hòa của chính thể Việt Nam cộng hòa thông qua. Đại lễ Phật Đản liên hiệp quốc 2008 được tổ chức ở Việt Nam, tại trung tâm hội nghị quốc gia từ ngày 13 đến 17 tháng 5, tức ngày 9 đến ngày 13 tháng 4 âm lịch.
Lễ phật đản năm 2008 tại Sa Đéc với đề tài của đại lễ Phật Đản VESAK 2008 là tam hợp trên cơ sở tình thương, hòa bình và hòa hợp. Từ sau Đại lễ Phật Đản Vesak 2008, ngày lễ này ngày càng được Phật giáo Việt Nam tổ chức long trọng trên cả nước với nhiều hoạt động phong phú diễn ra như diễu hành, rước xe hoa, văn nghệ mừng sự ra đời của Đức Phật và các hoạt động từ thiện khác.
Những năm gần đây, ngày Phật Đản được coi là một ngày lễ hội quan trọng, thu hút sự tham gia không chỉ của Phật tử mà còn là của người dân trên mọi miền của Việt Nam.
Tổ chức mừng lễ Phật Đản tại Việt Nam
Ở Việt Nam, lễ Phật Đản luôn được tổ chức trang trọng. Ngoài việc tổ chức buổi lễ chính vào ngày rằm tháng 4 (năm nay là 21/5 dương lịch), Giáo hội các tỉnh thành còn tổ chức diễu hành, làm lễ, thả hoa đăng trên sông, tổ chức thuyết giảng về Phật pháp xen kẽ các buổi văn nghệ, đèn lồng, làm lễ đài tổ chức…
Một trong những nghi thức quan trọng nhất không thể thiếu chính là tắm Phật. Tắm Phật trong ngày lễ Phật đản là để những người con Phật tưởng nhớ kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Ngài đã mang ánh sáng chân lý soi rọi vào cuộc sống, xóa tan những nỗi khổ niềm đau. Tắm Phật là tắm những phiền não ở trong lòng, gột rửa đi những sân hận để cho tâm được thanh lương mát mẻ hướng đến một đời sống an lạc”.
Tại các chùa, Phật tử thường dựng lên lễ đài lớn, trang trí các xe hoa. Tuy nhiên, tất cả những việc này đều được thực hiện sao cho không gây tốn kém nhiều, không phung phí, tất cả được thể hiện bằng tấm lòng thành vốn là đạo lý nhà Phật.
Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa và trang trí bàn thờ Phật thật đẹp. Các Phật tử có thể đến chùa để phụ giúp làm công quả, nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống, tự chiêm nghiệm về hành động của bản thân để làm cho tâm hồn được thanh tịnh.
Những bài hát về ngày lễ Phật Đản
trong ngày lễ trọng đại của ngày lễ Phật Đản cả nước không thể thiếu những giai điệu sâu lắng, hãy cùng 10Hay điểm qua một số bài hát ý nghĩa nhé:
- Trăng tròn tháng Tư – tác giả : Chúc Linh
- Giác ngộ – tác giả: Nhạc: Phạm Thế Mỹ, Thơ: Thích Giác Thanh
- Tôn Kính Phật – tác giả: Chân Quang
- Lạy Phật Quan Âm – tác giả Hàn Châu
- Mừng Phật ra đời – tác giả Giác An
- Liên khúc nhịp vui khán đản – tác giả: Y Mai – Đặng Lê Nguyên
- Hôm nay Phật Đản sanh – tác giả: nguyên Hiền
- Đức Phật từ bi – Nhac: Chúc Linh, Thơ : Thích Quảng Bảo
- Chấp tay niệm phật – sáng tác:Quý Luân
- Rằm thác tư – tác giả: Hải Triều
Đại lễ Phật Đản ngày 1- 5 – 2016
Chúc cho lễ Phật Đản năm nay thành công tốt đẹp, chúc cho yên lành, thanh tịnh đến với mọi nhà, chúc cho quý Phật tử sống theo nếp sống chói sáng và đạo đức Phật Giáo. 10Hay cám ơn các bạn đã luôn theo dõi và chúc các bạn luôn hạnh phúc êm ấm trong cuộc sống. Nếu thấy hay hãy like và comment ý kiến của bạn nhé!