Trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam lễ Vu Lan (nhằm ngày 15/7 âm lịch) từ lâu đã thành một ngày trọng đại, không thể thiếu được trong hệ thống các hoạt động văn hoá tâm linh nói chung, văn hoá Phật giáo nói riêng. Chính vì vậy, trong bài viết này 10Hay xin được giới thiệu đến người đọc ý nghĩa, nguồn gốc và đôi nét cần chú ý trong ngày lễ Vu Lan 15/7 này.
Lễ Vu Lan Là gì?
Lễ Vu Lan ngày là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông) và phong tục Trung Hoa. Lễ này trùng với Tết Trung nguyên của người Hán, và cũng trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông.
Ý nghĩa giáo dục của lễ Vu Lan
Ngày lễ Vu Lan là dịp nhắc nhở các thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của ông bà, cha mẹ cũng như tổ tiên và các anh hùng dân tộc đã có công với đất nước. Không riêng gì đối với mỗi Phật tử, Lễ Vu Lan mở ra cả một mùa báo ân, báo hiếu. Báo hiếu ở đây là đối với bố mẹ, người đã sinh và nuôi dương chúng ta không chỉ ở kiếp này mà còn ở nhiều kiếp khác, bởi Phật giáo luôn nhìn nhận con người trong mối tương quan nhân quả, trong vòng báo luân hồi. Điều này dẫn đến việc chúng ta phải mở rộng vòng báo hiếu ra tất cả các chúng sinh. “Phổ độ chúng sanh” “cứu nhân độ thế” “xá tội vong nhân”.
Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan 15/7
Theo kinh Vu Lan, ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện được nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ ra sao nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sinh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Nhưng do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình để tránh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp. Vì vậy khi bát đưa lên miệng, thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.
Mục Kiền Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày Rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”.
Làm theo lời Phật, Mục Kiền Liên đã giải thoát được mẹ. Phật cũng dạy rằng chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.
Bông hồng cài áo – Nét đẹp trong văn hóa Việt Nam
Tháng Bảy, mùa Vu Lan về cùng với ngày Rằm xá tội vong nhân. Ngày nay trong lễ này, người Việt ta có một “quy ước”: nếu ai đó còn mẹ sẽ được cài một bông hoa màu hồng lên áo. Ai đã mất mẹ thì cài hoa trắng. Người cài hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở, sẻ chia, không bao giờ quên ơn cha mẹ. Người được hoa hồng sẽ sung sướng vì biết rằng mình còn có mẹ.
Dù là ngày lễ đặc trưng của người Á Đông nhưng ở nước ta, có một phong tục rất cao thượng vào lễ Vu Lan mà không ở đâu có được. Người Việt quy ước, vào ngày Rằm tháng bảy, ai còn mẹ thì sẽ cài một bông hồng lên áo, ai đã mất mẹ thì cài hoa hồng trắng.
Người cài hoa sẽ thấy như một sự nhắc nhở, sẻ chia, không bao giờ quên công ơn cha mẹ. Ý tưởng này được hòa thượng Thích Nhất Hạnh đề xuất những năm 1960 thực sự trở thành một nét đẹp nhân văn cao cả, đầy ý nghĩa.
Sự tích biểu tượng “Bông Hồng Cài Áo” trong lễ Vu Lan
Bông hồng cài áo thực ra là tên một đoạn văn viết về Mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và cũng là tên một ca khúc do nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sáng tác trong thập niên 1960, lấy ý từ bài viết trên.
Theo Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, bông hoa hồng trong cách nhìn của người Việt là loài hoa thông dụng và dễ thương, được nhiều người yêu thích nhất. Loài hoa này còn mang quy ước biểu hiện của tình yêu thương của loài người. Chính vì thế Hòa thượng đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm “Bông Hồng Cài Áo” vào tháng 8 năm 1962.
Để làm mọi người hiểu hơn về điều này, chính bản thân Hòa thượng đã làm lễ cài Bông hồng đầu tiên cho tăng ni và phật tử ở chùa Pháp Hội, Sài Gòn. Từ đó các chùa và các tổ chức gia đình phật tử đã nhân rộng thành lễ cài Bông hồng trong dịp lễ Vu Lan báo hiếu như hiện nay.
Bộ phim nên xem trong ngày Lễ Vu lan
https://www.youtube.com/watch?v=_iSKegZ4bcc
Các bài hát mang ý nghĩa đặc trưng ngày lễ vu lan
- Bông hồng cài áo – tác giả: Phạm Thế Mỹ
- Nhật ký của mẹ – Tác giả: nguyễn Văn chung
- Mẹ tôi – tác giả Trần Tiến
- Gặp mẹ trong mơ – Nhạc nước ngoài, Lời: Lê Tự Minh
- Bông hồng trắng – tác giả Nhật Ngân
- nỗi lòng người cài hoa trắng – tác giả: Khắc Hưng
- Ơn nghĩa sinh thành – tác giả Dương Thiệu Tước
- Vu lan nhớ mẹ – tác giả: Hoàng Duy
- Đạo làm con – tác giả: Quách Beem
- Thiêng liêng nghĩa mẹ tình cha – tác giả: Thạnh Vũ Tuệ Đàm Đức
Cách cúng lễ Vu Lan truyền thống
Cúng lễ Vu Lan là một trong hai nghi lễ truyền thống quan trọng trong tháng 7 âm lịch của người Việt và hoàn toàn khác biệt với lễ cúng cô hồn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết các trình tự cúng lễ Vu Lan theo truyền thống.
- Cúng tại chùa: Theo các sư thầy ở nhà chùa thì việc cúng lễ Vu Lan trước tiên nên được thực hiện tại chùa rồi mới làm ở nhà. Trước tiên, bạn cần đến đăng ký làm lễ ở một ngôi chùa mà bạn hay lui tới cúng lễ hàng tháng hoặc một ngôi chùa gần nơi bạn đang sinh sống. Nếu đăng ký ở một ngôi chùa có tiếng cũng tốt nhưng không vì thế mà phải chen chúc ở một nơi quá đông người, quan trọng là bạn thành tâm với việc mình đang làm. Nếu cúng ở chùa bạn chỉ cần sắm lễ vật còn các nghi thức sẽ được chùa hướng dẫn.
- Cúng tại nhà:
Cúng Phật: Trước tiên, sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà. Khi cúng, tốt nhất là đọc một khóa kinh (Kinh Vu Lan) để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan khá dài, nhưng không đến mức quá dài, lại thuộc thể thơ song thất lục bát nên đọc cũng nhanh.
Cúng thần linh và gia tiên: Người Việt vẫn thường dạy con cháu, lễ cúng thần linh thường cúng gà trống để nguyên con và xôi (hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng. Lễ đầy đủ phải có thêm rượu, chè, trái cây và bình hoa tươi. Lễ cúng gia tiên nên có một mâm cơm, có thể là món mặn, có thể là món chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống. Trên mâm cúng gia tiên bày đặt một mâm cỗ mặn, tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức…, mũ kepi, người giúp việc…đến những vật hiện đại: nhà cao tầng, xe ô tô, xe máy, điện thoại… để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần.
Nhân mùa báo hiếu chúng ta cũng nhận thức lại những ý nghĩa đúng đắn của ngày lễ Vu Lan để có những hành động thiết thực hơn, tích cực hơn cho gia đình và cho xã hội. Có làm được như vậy thì mới có thể tự giải thoát được cho mình để rồi giải thoát cho người khác. Cám ơn các bạn đã luôn ủng hộ 10Hay, nếu thấy hay hãy chia sẻ để chung tay giúp 10Hay phát triển ngày càng tốt hơn nhé!