Các học giả phương tây đánh giá rất cao thiền và triết lý của đạo Phật. Ngày nay các nhà khoa học và các thầy tu đang cùng hợp tác với nhau để giải mã thiền, đưa thiền ứng dụng vào cuộc sống hiện đại. 10Hay.com gợi ý 10 thói quen của người thực hành thiền mà mà người đọc có thể dễ dàng áp dụng. Mục đích là đưa thân, tâm về với cảnh, với hiện tại để đạt được sự cân bằng trong cuộc sống và hiệu suất cao hơn.
1. Tĩnh lặng chú ý hoàn toàn đến đồ ăn, trà khi bạn khi bạn thưởng thức
Hãy để ý, cảm nhận cảm giác bề mặt, mùi thơm, vị và các đặc tính vật lý và các sắc thái của Món ăn, đồ uống. Quan sát cảm giác xuất hiện khi thưởng thức. Để ý sâu hơn xem tại sao bạn có cảm giác đó.
Sự chú ý đến đối tượng khi thưởng thức này đạt đến đỉnh cao trong nghệ thuật thưởng trà của Nhật Bản – Trà đạo. Và phương tây cách thức thưởng thức rượu vang đặc biệt giúp tạo mùi vị ngon và đặc sắc hơn.
Hàng ngày bạn mới chỉ thưởng thức cái Thô, còn để thưởng thức được cái Tinh bạn cần đưa tâm và thân mình có mặt trong lúc ăn uống.
2. Thực hành nhận biết và đặt tên các cảm xúc, suy nghĩ của bạn mà không phán xét
Thông qua nhận biết, đặt tên hay phân loại cảm xúc, suy nghĩ, những cái xấu tự nó sẽ biến mất. Bạn đưa tâm về với thân để nhận biết mà không đánh giá. Khi đó bạn đã giúp cho mình không bị cảm xúc hay suy nghĩ xấu dẫn dụ bạn đến những hành động tàn ác nữa
3. Thực hành tập trung chú ý vào mọi thứ bạn làm. Đưa tâm tập trung vào công việc đang làm.
Việc tập trung được các chuyên gia phương tây đánh giá rất cao. Một người hoàn toàn tập trung vào công việc có IQ lúc đó cao hơn 10 điểm so với những người bị phân tán do làm nhiều nhiệm vụ một lúc. Qua việc tập trung họ đạt được sự tĩnh tâm, soi sáng bản chất công việc, tìm hiểu được những ý nghĩa sâu xa mà người xao lãng không có. Từ đó họ tìm thấy được sự đam mê, nhiệt huyết.
Khi tập trung mà tâm bạn xuất hiện những suy nghĩ không liên quan, bạn đừng lo, đa phần mọi người đều bị như thế, Bạn chỉ cần nhận biết và đặt tên các suy nghĩ đó rồi quay trở lại công việc.Theo thời gian luyện tập bạn sẽ giảm dần tạp niệm và tăng sự tập trung của mình lên.
4. Thực hành thiền đi bộ
Hoàn toàn chú ý vào các trải nghiệm, cảm giác lúc bạn bước đi. Khi tâm bạn chú ý đến hơi thở và bước đi, tạp niệm sẽ biến mất. Tâm bạn sẽ được tĩnh lặng và thảnh thơi.
Sự chú ý cảm giác trải nghiệm sẽ có nhiều hơn khi bạn đi giật lùi. Nếu đường đi an toàn, bạn hãy đi bộ giật lùi một đoạn xem, suy nghĩ tạp niệm sẽ không có cơ hội nảy sinh.
5. Khi bạn thấy căng thẳng hãy giành 5 phút xác định nguyên nhân gây ra căng thẳng đó.
Với câu hỏi tại sao mình có cảm giác đó, có câu trả lời cho các lý do. Bạn lại đặt tiếp tại sao mình có những lý do đó mà những người tích cực xung quanh không có. Dần dần bạn sẽ hiểu ra là nguyên nhân căng thẳng đa phần xuất thân từ bạn, từ cách đánh giá, nhìn nhận và gán ý nghĩa sự vật xảy ra với bạn. Mà ý nghĩa bạn gắn cho sự vật thì luôn thay đổi theo cảm xúc và nhận thức của bạn. Hãy xem xét xung quanh và sự thay đổi của mình, bạn sẽ thấy.
6. Khi có căng thẳng, ức chế với vấn đề, hãy nghiền ngẫm, đem độ lớn của vấn đề so sánh với kích thước thứ như:
- Thành phố bạn đang sống,
- Đất nước bạn đang sống
- Trái đất bạn đang sống
- Hệ mặt trời bạn đang sống
- Dải thiên hà Galaxy bạn đang sống
- Và vũ trụ của chúng ta.
- Bạn sẽ thấy nhẹ nhàng vì vấn đề của mình không đến mức to lớn lắm.
7. Thực hành để ý những người xung quanh đem đến cho bạn cảm giác gì?
- Tạo nhiệt huyết cho bạn?
- Và nâng tầm con người bạn?
- Làm bạn mất năng lượng?
- Và kéo bạn xuống?
Khi bạn nhận diện được những người xung quanh, so sánh với những mong muốn của cá nhân với những người xung quanh, bạn sẽ tìm ra cách hành động thích hợp như:
- Gia tăng thời gian tiếp xúc với những người tích cực
- Giảm bớt thời gian với những con người tiêu cực
- Bắt đầu giành thời gian tiếp xúc với những người tích cực mới.
- Bắt đầu cắt đứt thời gian tiếp xúc với những người rất tiêu cực.
8. Lắng nghe và thư giãn các bộ phận cơ thể là một cách đối xử tốt với thân thể
Lắng nghe xác định các vùng căng, đau trên cơ thể. Bắt đầu quan sát hơi thở và thư giãn, thả lỏng hoàn toàn cơ thể, cảm giác và cơn đau sẽ giảm dần.
9. Phục vụ người khác và phục vụ với sự ân cần hàng ngày
Một trong nhưng nguyên nhân gây ra sự stress và hối tiếc trong cuộc sống là khi có cơ hội phục vụ người khác, ta không những không đối tốt với họ mà còn hay gây điều khó chịu, điều ác cho họ – gieo Nghiệp. Càng gây nhiều nghiệp,ta càng bất an, căng thẳng. Liều thuốc cho ta là thực hành điều thiện, phục vụ với sự ân cần. Đó là quá trình ta đang gieo nhân trong cuộc sống.
10. Cảm nhận dòng nước chảy qua tay khi bạn rửa tay
Bàn tay là nơi đón nhận nhiều giác quan nhất, bạn thực hành mọi việc qua đôi tay. Nước là tinh túy, nguồn gốc duy trì sự sống. Bạn hãy đưa tâm về cảm nhận sự tiếp xúc của hai thực thể này và bắt đầu quan sát những trải nghiệm quý xuất hiện trong tâm.
Xem Thêm:
- Top 10 trường đại học đào tạo ngoại ngữ tốt nhất Hà Nội
- Top 10 môn thể thao giúp bạn cân đối săn chắc