Chúng ta từng nghe nói đến cụm từ “nhiễm kim loại”. Vậy nhiễm kim loại là gì, tác hại ra sao và quan trọng hơn là có cách nào giúp ta phòng chống , đào thải chúng không? Hãy dành ít thời gian cùng tìm hiểu nguyên nhân và tham khảo các lời khuyên vô cùng hữu ích dưới đây để phòng trừ bệnh tật trong bối cảnh thực phẩm bẩn đang hoành hành bạn nhé!
Như mọi người đều biết, hải sản là một trong những nguồn thực phẩm được nhiều người ưa thích. Nhưng hiện nay vấn đề hải sản bị nhiễm độc, mà cụ thể là nhiễm kim loại nặng chính là mối nguy hại với sức khỏe con người và liên quan mật thiết đến các căn bệnh hiểm nghèo như dị tật, ung thư,…. .Ngoài ra, kim loại nặng còn đi vào cơ thể chúng ta qua đường hô hấp khi hít phải khí thải từ các nhà máy sản xuất, khu công nghiệp hay các loại khói xe. Không chỉ vậy, nếu tiếp xúc với đất bị nhiễm kim loại nặng cơ thể của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Trong đó, cụ thể là Chronium, cadminum có thể gây ung thư phổi. Chì gây rối loạn thiếu máu, liệt não và thân. Thủy ngân và asen gây ra nhiều bệnh như rối loạn thần kinh, tiểu đường và ung thư da.
Bên cạnh cơ chế tự giải độc của cơ thể là chưa đủ, bạn có thể áp dụng các cách sau để các bộ phận có thể thải độc tốt hơn.
1. Uống đủ nước
Tại sao nói uống nước giúp cơ thể giải độc? Khi uống nước, chúng ta giúp cơ thể pha loãng độc tố và đào thải chúng ra ngoài theo tuần hoàn máu. Cơ thể mất nước dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng oxy hóa, gây cản trở khả năng chống lại các tế bào gây hại. Và khi kim loại nặng xâm nhập cơ thể, tình trạng oxy hóa bắt đầu phát độc tính. Lúc này, uống đủ nước giúp ức chế độc tính của các kim loại nặng trong cơ thể. Bạn cũng cần biết thêm một điều quan trọng là nước vận chuyển chất dinh dưỡng và khoáng chất trong cơ thể và giúp giải độc gan, thận, ruột, đường hô hấp và da. Uống một ly nước ngay sau khi vừa ngủ dậy là một thói quen tốt.
2. Tiêu thụ thực phẩm lên men
Theo nghiên cứu khoa học, thực phẩm lên men rất giàu probiotics, có khả năng loại bỏ kim loại nặng ra khỏi cơ thể, nhất là chì. Bạn có thể bổ sung các lợi khuẩn này từ sữa chua probiotic, váng sữa, đậu hũ lên men hay các loại của cải, dưa muối hay tỏi.
3. Tăng lượng Polyphenols
Hãy tìm đến các nguồn thực phẩm dồi dào Polyphenols như cây đinh hương, hồi, hạt lanh, cacao, socola đen, trà xanh, việt quất, nho và mận vì các vi chất này hỗ trợ chống ung thư và tốt cho tim mạch. Thêm một điểm cộng nữa là Polyphenols giúp tăng cường sản xuất metallothionein chống oxy hóa quan trọng. Enzyme này có nhiệm vụ chuyển hóa và giải độc kim loại nặng.
4. Tiêu thụ thực phẩm giàu lưu huỳnh
Các loại thực phẩm giàu lưu huỳnh chứa chất Glutathione mà bạn có thể tìm thấy ở các loại rau họ cải (cải bông xanh, cải xoăn, cải bắp…) rau bina, súp lơ, hành tây, tỏi tây và hẹ. Glutathione là chất chống oxy hóa chính trong cơ thể con người và là chìa khóa để tẩy chay các chất độc hại và kim loại nặng, loại bỏ chúng ra khỏi máu qua gan, thận.
5. Rau mùi
Rau mùi được biết đến có khả năng hỗ trợ cơ thể thải thủy ngân, nhôm và chì. Bạn có thể ghi vào sổ tay công thức món sinh tố gồm rau mùi, cần tây, bí xanh, táo xánh và ½ quả chanh (có thể bỏ thêm chút nước và muối tùy thích) vào mỗi buồi sáng.
Bảo vệ sức khỏe là một quá trình cần đầu tư lâu dài và nên bắt đầu ngay hôm nay. Bạn sẽ thấy đây hoàn toàn là điều có ích và ai cũng có thể thực hiện để cuộc sống chúng ta ngày càng tốt hơn.