Các ông Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân được giới thiệu 4 vị trí chủ chốt của Đảng và Nhà nước: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội.
Với vị trí Tổng bí thư thì không có thay đổi, còn lại 3 vị trí có thay đổi chuyển giao quyền lực và 2 trong số đó đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước. Một vị trí Thủ tướng đã được giới thiệu tuy chưa được bỏ phiếu chính thức, nhưng rất nhiều khả năng là ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ lên làm Thủ tướng mới của Việt Nam.
Chúng ta cùng nhìn lại hồ cơ của các vị lãnh đạo này nhé. Và hy vọng bộ tứ quyền mới sẽ có nhiều thay đổi giúp nước ta phát triển nhanh và bền vững hơn như hiện tại và tạo bước đột phá về kinh tế cũng như những khó khăn về hạ tầng giao thông, cuộc chiến chống tham những, quy hoạch đô thị hay phát triển nông thôn mới theo hướng quy mô và động bộ hơn cho ngành nông nghiệp phát triển nhỏ lẻ hộ gia đình như hiện tại.
1. Nguyễn Phú Trọng (Tổng Bí thư, Hà Nội)
Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XII, ông tái đắc cử Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 27 tháng 1 năm 2016.
Nguyễn Phú Trọng (sinh năm 1944) là một nguyên thủ quốc gia Việt Nam. Trước khi được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 19 tháng 1 năm 2011, ông từng giữ chức Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ ngày 26 tháng 6 năm 2006 đến ngày 23 tháng 7 năm 2011. Ông cũng là một Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành Xây dựng Đảng), Cử nhân Văn – Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông Nguyễn Phú Trọng còn giữ chức vụ Bí thư Quân ủy Trung ương và Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
- Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành Xây dựng Đảng)
- Cử nhân Văn – Đại học Tổng hợp Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Kim Ngân (Chủ Tịch quốc hội, Bến Tre)
Nguyễn Thị Kim Ngân (sinh 1954) là một nữ chính khách Việt Nam. Bà hiện là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa XIII (từ ngày 31 tháng 3 năm 2016). Bà là nữ chính khách đầu tiên giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia trong lịch sử Việt Nam. Đầu năm 2016, Tạp chí Forbes bình chọn bà là người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam trong danh sách 20 người phụ nữ khi đang giữ cương vị Phó Chủ tịch Quốc hội.
- Đại học Tài chính, đạt đến học vị Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính tín dụng.
3. Nguyễn Xuân Phúc(Thủ tướng, Quảng Nam)
Nguyễn Xuân Phúc (20 tháng 7, 1954 -) là một chính khách Việt Nam. Ông hiện đang giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, XI và XII. Đại biểu Quốc hội khoá XI, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ. Ông từng là Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam.
- Học Quản lý Kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore.
4. Trần Đại Quang(Chủ Tịch nước, Ninh Bình)
Trần Đại Quang (sinh 12 tháng 10 năm 1956 tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) là Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ông xuất thân là tướng lĩnh Công an Nhân dân Việt Nam với quân hàm Đại tướng; Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, XI, XII và từng là Bộ trưởng Bộ Công an, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên. Ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII.
Ngày 2/4/2016, ông được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa 13.