Brexit là gì? Có lẽ đây là cụm từ hot nhất năm 2016 được nhiều người tìm kiếm. Từ giữa năm 2016 cho đến tận hôm nay, chúng ta vẫn thường xuyên nghe đến cụm từ Brexit. Brexit xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ các phương tiện truyền thống đại chúng cho đến các giảng đường trường học, cơ quan, trụ sở…Vậy rốt cục Brexit là gì? Hệ quả của Brexit là như thế nào? Hãy cùng tìm lời giải đáp ngay ở bài viết này.
Brexit là gì?
Brexit nghĩa là gì, có tác động ra sao mà lại được báo chí truyền thông khắp thế giới phản ánh, phân tích liên tục trong thời gian gần đây. Brexit là một từ viết tắt từ 2 từ là “Britain” tức là Anh quốc và từ “Exit” nghĩa là rời khỏi, ra khỏi. Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản, Brexit là cụm từ dùng để chỉ khả năng nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Ngày 23/6/2016 được xem là ngày định mệnh của nước Anh bởi vào ngày này, người dân Anh sẽ tiến hành bỏ phiếu để quyết định xem nước Anh có rời khỏi EU hay không. Vậy tại sao lại phải tổ chức cuộc trưng cầu ý dân như vậy? Nguyên do là bởi trong cuộc tổng tuyển cử năm 2015, Thủ tướng Anh là David Cameron đã hứa rằng sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý nếu ông giành chiến thắng. Và thế là Brexit ra đời.
Nguyên nhân Brexit
Cái gì cũng có lý do của nó, Brexit cũng vậy. Không phải tự nhiên mà rất nhiều người dân Anh đòi nước Anh rời khỏi EU. Những người ủng hộ việc Anh rời khỏi EU cho rằng, việc nước Anh là một thành viên của khối EU có hại nhiều hơn là lợi.
Cụ thể, những người này khẳng định EU đã áp đặt quá nhiều luật lệ buộc nước Anh phải tuân theo. Nước Anh phải trả phí thành viên lên đến hàng tỷ bảng mỗi năm cho EU trong khi số tiền thu lại từ lợi ích là một thành viên của Liên minh châu Âu lại không đáng kể. Ngoài ra cuộc khủng hoảng người tị nạn trong những năm gần đây đã như một “giọt nước làm tràn ly” càng khiến nhiều người dân Anh muốn rời khỏi EU.
Do là một thành viên của EU, Anh buộc phải tiếp nhận hàng nghàn người tị nạn đến từ các nước Trung Đông và Bắc Phi như Syria, Libya, Afghanistan…Điều này kéo theo các hệ lụy tiêu cực lên kinh tế, xã hội, môi trường của nước Anh. Đặc biệt là nguy cơ các phần tử khủng bố trà trộn vào người tị nạn và tiến hành các hoạt động khủng bố nguy hiểm cho nước Anh. Tất cả đã khiến cho áp lực phải tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý ngày càng lớn. Và cuối cùng như chúng ta đã biết, Brexit đã trở thành sự thật khi có đến 51,9 % người dân Anh bỏ phiếu rời EU. Nước Anh đã quyết định rời khỏi EU ngay sau khi kết quả cuộc trưng cầu được công bố vào ngày 24/6/2016.
Hậu Brexit và những ảnh hưởng của Brexit đến Việt Nam
Ngay sau khi kết quả cuộc trưng cầu được công bố, phản ứng của các nguyên thủ và quan chức cấp cao tại các nước trong khối EU có thể diễn tả bằng những cụm từ như “một ngày tồi tệ với châu Âu” hay “cơn ác mộng” của châu Âu…
Người dân Anh bỏ phiếu Anh rời EU dĩ nhiên thì vui mừng còn người bỏ phiếu ở lại thì vô cùng thất vọng. Đặc biệt ngay sau khi có kết quả cuộc trưng cầu, thủ tướng Anh đã tuyên bố từ chức, ngay sau đó một cuộc tổng tuyển cử khác đã diễn ra nhanh chóng và hiện bà Theresa May đang giữ chức Thủ tướng Anh.
Dù ở tận bên kia châu Âu nhưng rõ ràng sự kiện Brexit ảnh hưởng đến Việt Nam dù ít hay nhiều. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, việc đồng Bảng Anh biến động mạnh sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên cũng có nhiều người lạc quan rằng dù Brexit sẽ có những tác động nhất định tới kinh tế Việt Nam tuy nhiên những tác động này không quá lớn do nước Anh không phải là đối tác quá lớn của Việt Nam ở cả góc độ kinh tế lẫn chính trị.