Bảo vật quốc gia là những hiện vật có giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử. Được Nhà nước Việt Nam bảo vệ và bảo quản theo chế độ riêng biệt. Việt Nam với nền văn hóa và lịch sử vô cùng đa lạng và lừng lẫy. Nên may mắn sở hữu được nhiều bảo vật cực kỳ có giá trị và ý nghĩa lớn lao. Dưới đây chính là 10 bảo vật quốc gia của Việt Nam đặc biệt quý giá mà không phải ai cũng có cơ hội được chiêm ngưỡng.
1. Trống đồng Hoàng Hạ
Nền văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa cổ tồn tại ở một số tỉnh khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ của nước ta như: Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh…Nền văn hóa này tồn tại và phát triển trong thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt sớm. Do đó những sản phẩm văn hóa nổi bật nhất của thời kỳ này thường làm từ đồng. Một trong số những cổ vật bằng đồng quý giá nhất đã được công nhận là bảo vật quốc gia của nước ta chính là trống đồng Hoàng Hạ.
Trống đồng Hoàng Hạ được đánh giá là một trong những chiếc trống đẹp nhất của nền văn hóa Đông Sơn. Chiếc trống này được phát hiện vào năm 1937 ở thôn Hoàng Hạ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Mặt trên của trống là hình mặt trời với 16 tia, giữa các tia là: Hoa văn lông đuôi công, cảnh sinh hoạt của người dân, cảnh chèo thuyền hay xử tử tù bình. Với những giá trị của mình, trống đồng Hoàng Hạ được xem là đỉnh cao của nghệ thuật đúc đồng thời kỳ Đông Sơn nói riêng và lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung.
2. Thạp đồng Đào Thịnh
Thạp đồng Đào Thịnh là chiếc thạp lớn nhất từng được phát hiện của nước ta. Chiếc thạp này được trang trí bởi những hoa văn cầu kỳ và tỉ mỉ đến kinh ngạc. Trên nắp thạp có gắn đối xứng 4 khối tượng nam nữ đang giao hoan. Phản ánh tín ngưỡng phồn thực phổ biến ở thời kỳ Đông Sơn. Những hoa văn trên chiếc tháp đã cho thấy rất rõ khát vọng vạn vật sinh sôi nảy nở của cư dân Đông Sơn xa xưa.
3. Tượng hai người đàn ông cõng nhau thổi kèn
Tượng hai người đàn ông cõng nhau thổi kèn lại là một cổ vật quý giá nữa có từ thời Đông Sơn. Được đánh giá là pho tượng sinh động nhất trong hệ thống tượng tròn Đông Sơn. Tượng miêu tả cảnh 2 người đàn ông đang cõng nhau trong trạng phục đóng khố, đầu chít khăn, đeo khuyên tai lớn. Người cõng trong tư thế như đang nhún nhảy theo điệu nhạc. Người được cõng thì cầm kèn say sưa thổi. Bảo vật này đã cho thấy tinh thần lạc quan, vui tươi của cư dân Đông Sơn. Cũng như thể hiện trình độ đúc đồng điêu luyện của người Việt cổ.
https://www.youtube.com/watch?v=QrTtoUzuVI4
4. Cây đèn hình người quỳ bằng đồng
Đây cũng là cổ vật xuất phát từ nền văn hóa Đông Sơn đã có khoảng 2000 -2500 năm trước. Cây đèn có hình dáng của một người đàn ông đóng khố, đầu đội vương miện đang trong tư thế quỳ, 2 tay nâng đĩa đèn. Trên đùi của người đàn ông có 4 nhạc công cũng trong tư thế quỳ, có 2 người đang thổi sáo. Cây đèn này là hiện vật có 1 không 2, tiêu biểu cho nghệ thuật đúc đồng của văn hóa Đông Sơn đã có sự giao lưu với văn hóa Hán.
https://www.youtube.com/watch?v=8IRJCarBwUI
5. Mộ thuyền Việt Khê chứa 109 đồ tùy táng bên trong
Mộ thuyền Việt Khê thuộc văn hóa Đông Sơn. Là loại quan tài bằng thân cây khoét rỗng có kích thước lớn nhất từng được phát hiện. Mộ thuyền này rất quý giá khi còn giữ được hiện trạng nguyên vẹn nhất. Có chứa 109 đồ tùy táng bằng đồng gồm: Các loại vũ khí, công cụ lao động, nhạc khí và đồ dùng sinh hoạt.
Năm 1961, cuộc khai quật ở xã Phù Ninh, H.Thủy Nguyên, Hải Phòng phát hiện 5 chiếc quan tài hình thuyền. Quan tài là những thân cây khoét rỗng, dài hơn 4 m, có nắp. Tìm được 5 nhưng chỉ một chiếc còn các vật chôn theo. Đầu to của thuyền có đồ đồng lớn như: Trống, thạp, đỉnh, bình. Đầu nhỏ có rìu, đục, dao găm. Chiếc quan tài duy nhất có chứa hiện vật giờ đây đã trở thành bảo vật quốc gia – mộ thuyền Việt Khê. Đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
6. Bia Võ Cạnh là bảo vật quốc gia mới được xác nhận
Bia Võ Cạnh được công nhận là tấm bia cổ nhất Đông Nam Á. Có dạng khối đá hình trụ đứng, trên 3 mặt có khắc chữ Sanskrit. Tấm bia này là sản phẩm của vương quốc Champa xưa. Chữ viết Phạn cổ trên tấm bia đã cung cấp khá nhiều thông tin lịch sử về vương triều tiền vương quốc Nam Chăm.
Tấm bia đá xanh to lớn cho thấy sự sáng lập ra vương quốc Chăm Pa. Cũng như vai trò của văn minh Ấn Độ tại vương quốc này. Bia Võ Cạnh hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
7. Chuông chùa Vân Bản là chiếc chuông cổ nhất của nền văn minh Đại Việt
Chuông chùa Vân Bản có niên đại từ thế kỷ 13 – 14 dưới thời Trần. Đây là chiếc chuông cổ nhất và lớn nhất của nền văn minh Đại Việt. Trên thân chuông có khắc chữ Hán. Cung cấp những thông tin chính xác về những người có công khai phá đất đai lập nên chùa Vân Bản. Không chỉ có giá trị lịch sử lớn lao đây còn là bảo vật quý giá của văn hóa Phật giáo nói riêng.
Chuông chùa Vân Bản là cổ vật độc bản. Có niên đại thời Trần gắn với với chùa Vân Bản, tháp Tường Long ở vùng Đồ Sơn (Hải Phòng). Chuông có trang trí rồng trên quai, băng cánh sen trên các núm gõ và vành miệng. Phản ánh đặc trưng nghệ thuật Phật giáo thời Trần. Chuông có minh văn là sử liệu văn bản quý giúp cho việc nghiên cứu lịch sử, chức danh và Phật giáo ở thời Trần.
Chuông được trưng bày, giới thiệu tại hệ thống trưng bày chính của Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Nhiều cuộc trưng bày chuyên đề ở nước ngoài. Xuất hiện trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học giới thiệu về lịch sử Việt Nam ở trong và ngoài nước.
8. Môn hạ sảnh ấn đúc dưới thời Trần
Môn hạ sảnh ấn được xác định là chiếc ấn đồng với nội dung rõ nhất có từ thời Trần năm 1377. Chiếc ấn đồng này được phát hiện vào năm 1962 ở Hương Khê, Hà Tĩnh. Đây là chiếc ấn có liên quan đến lịch sử hành chính trung ương triều Trần. Cụ thể nó thuộc về Sảnh Môn hạ – cơ quan thân cận của nhà vua có nhiệm vụ giữ bảo ấn. Môn hạ sảnh ấn dùng để đóng trên những văn bản hành chính quan trọng từ đời vua Trần Phế Đế cho đến về sau.
Ở nước ta, ấn đồng các triều đại phong kiến Việt Nam rất ít. Nên Môn hạ sảnh ấn – bảo ấn của triều đại Trần được coi là quả ấn đồng cổ. Có niên đại rõ ràng và là mắt xích nối giữa hai giai đoạn Trần – Lê. Hiện chiếc ấn đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia.
9. Bảo vật Quốc gia: Bình gốm hoa lam vẽ Thiên Nga
Bình vẽ thiên nga này có từ thế kỷ XV, thời Lê sơ là chiếc bình có kích thước lớn nhất và cũng là nguyên vẹn nhất được khai quật từ tàu đắm Cù Lao Chàm ở Hội An, Quảng Nam. Hoa văn trang trí phủ kín thân bình, hoa văn chủ đạo nổi bật nhất chính là 4 con thiên nga. Ý nghĩa của 4 con thiên nga này đó là gửi gắm mong ước được thăng tiến, tiền đồ rộng mở, giàu có sung túc và no đủ của người xưa.
Bình miệng loe tròn, thân phình, thuôn dần xuống đáy. Bình mầu trắng vẽ hoa lam, bao gồm 7 băng hoa văn: hoa dây, cánh sen kép trong có xoắn ốc, vân mây dải hình khánh, thiên nga, sóng nước, lá đề, phong cảnh, lá đề xen lẫn bốn chim Thiên Nga với các tư thế bay đậu khác nhau.
10. Chiếc thống gốm hoa nâu
Chiếc thống gốm hoa nây này được men phủ đều, có kích thước khá lớn được xem là tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ nhất từng được phát hiện của thời Trần. Nó được phát hiện ở khu đền Trần, thôn Tức Mặc, Nam Định năm 1792.
Hiện nay, có nhiều bảo vật quốc gia quý giá của Việt Nam đang dần bị hủy hoại bởi sự thiếu hiểu biết và vô ý thức của một số người. Những nét rêu phong cổ kính ngàn năm chỉ trong chốc lát bị xoá sạch, để lại những vết thương tích nặng nề trên cổ vật quốc gia. Thật đáng tiếc và đau xót, chỉ vì sự thiếu hiểu biết mà trong phút chốc báu vật quốc gia đã bị ngang nhiên xâm hại nghiêm trọng chưa từng thấy kể từ gần ngàn năm tồn tại đến nay. Là người con đất Việt bạn hãy chung tay gìn giữ những bảo vật quý giá này nhé!
Xem thêm: