Năm 2016 đã kết thúc với những chuyện buồn, vui diễn ra khắp nơi trên thế giới. Những lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, y khoa, công nghệ… đều có những tiến bộ vượt bậc mang lại cuộc sống tốt đẹp cho con người. Vậy bạn biết trong lĩnh vực y khoa 2016 có những tiến bộ vượt bậc nào không? 10Hay sẽ giúp bạn tổng kết lại top 10 tiến bộ y khoa năm 2016 vượt bậc nhất của nhân loại.
1. Tương lai cho cuộc chiến với kháng kháng sinh là: Liệu pháp thể thực khuẩn
Trong bối cảnh năm 2016, lần đầu tiên một cuộc họp Đại hội đồng của Liên Hợp Quốc phải đưa tình trạng kháng kháng sinh trở thành một cảnh báo ngang hàng đại dịch AIDS và Ebola. Tháng 1 năm 2016, các nhà khoa học đã tiêm vào lồng ngực một người đàn ông hơn 80 tuổi tại Hoa Kỳ hơn 10 triệu thể thực khuẩn OMKO1. Lí do là các vi khuẩn kháng kháng sinh ăn ruỗng một lỗ hổng trên ngực ông, sau một ca phẫu thuật điều trị bệnh tim mạch khiến ông vô phương cứu chữa. Từ đó, người đàn ông này đã trở thành minh chứng hùng hồn cho tương lai điều trị của liệu pháp thể thực khuẩn. Tiến bộ y khoa năm 2016 này sử dụng các virus để lây nhiễm và giết chết vi khuẩn, cho dù nó đã kháng thuốc kháng sinh đến tuyệt đối.
2. Quốc gia đầu tiên ứng dụng kỹ thuật chỉnh sửa gen trên người là Trung Quốc
Công nghệ CRISPR-Cas9 về mặt lý thuyết có thể giúp các nhà khoa học loại bỏ tất cả các gen di truyền gây ung thư ở người trước cả khi tiến trình ung thư xảy ra. Đặc biệt, tiến bộ y khoa 2016 về chỉnh sửa gen cũng có thể loại bỏ các gen gây bệnh di truyền khác. Tháng 11 vừa rồi, các nhà Trung Quốc lần đầu tiên một tập hợp các tế bào chỉnh sửa gen bằng kỹ thuật CRISPR-Cas9 được đưa vào cơ thể con người. Cụ thể, các nhà khoa học Trung Quốc đã thử nghiệm điều này trên bệnh nhân ung thư phối. Kết quả nằm trong hi vọng những tế bào đã chỉnh sửa gen sẽ giúp họ chống lại căn bệnh ác tính. Các tế bào miễn dịch ở bệnh nhân ung thư phổi được rút ra để chỉnh sửa gen bằng CRISPR-Cas9. Sau đó, chúng được tiêm trở lại cơ thể bệnh nhân. Các tế bào tìm kiếm và tiêu diệt tế bào ung thư, từ đó chữa chữa lành bệnh.
3. Trí tuệ nhân tạo có thể học và tìm được cách chữa bệnh
Trong tháng 10 năm nay, IBM đã thử nghiệm thành công siêu máy tính trí tuệ nhân tạo Watson của họ trong việc hỗ trợ chẩn đoán và điều trị ung thư. Dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia tại trường Y khoa thuộc Đại học Bắc Carolina, họ đã cho AI này phân tích 1.000 trường hợp bị chẩn đoán mắc ung thư. Trong 99% các trường hợp này, Watson có thể khuyến cáo các cách chữa trị phù hợp với đề nghị thực tế từ các bác sĩ chuyên khoa ung thư. Ngoài ra, Watson còn có thể tìm ra các cách chữa trị khác mà những bác sĩ con người có thể đã bỏ qua, cho khoảng 30% các trường hợp nhờ vào khả năng tóm tắt hàng ngàn trang tài liệu chỉ trong vài giây. Trí tuệ nhân tạo có thể học và tìm được cách chữa bệnh là tiến bộ y khoa năm 2016 đáng khâm phục.
4. Vắc-xin ung thư phổi của Cuba được thử nghiệm tại Mỹ
CIMAvax là một hình thức của liệu pháp miễn dịch được phát triển từ 25 năm trước bởi Trung tâm Miễn dịch phân tử Hanava. Tiến bộ y khoa năm 2016 được sử dụng cho bệnh nhân ung thư phổi, CIMAvax sẽ kích thích hệ thống miễn dịch ngăn chặn một loại protein mà khối u cần sử dụng để tăng trưởng, từ đó gia tăng khả năng chữa trị cho người bệnh.
Cuối năm 2016, Cục quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chính thức cho phép thử nghiệm lâm sàng vắc xin ung thư phổi CIMAvax của Cuba tại Mỹ. Điều này thực hiện theo lời hứa hẹn từ năm 2015 giữa Cuba và Hoa Kỳ. Không chỉ là niềm hi vọng riêng cho các bệnh nhân Hoa Kỳ được tham gia thử nghiệm CIMAvax, với việc Cuba sẵn sàng chuyển giao công nghệ của mình, vắc xin ung thư phổi sẽ có thể được tiếp tục phát triển tại Mỹ.
5. Kỹ thuật mổ từ tính, mở ra một cuộc cách mạng mới
Trong tháng 8 vừa rồi, kỹ thuật mổ từ tính của Levita Magnetics – một công ty nhỏ đã lần đầu tiên được cấp phép bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Phẫu thuật từ tính hoạt động dựa trên một chiếc kẹp được gắn nam châm đặc biệt phát triển bởi Levita Magnetics. Với ưu điểm giảm xâm lấn đến mức tối thiểu và không để lại sẹo nhìn thấy, phẫu thuật từ tính- tiến bộ y khoa năm 2016 sẽ là tương lai tiếp theo của hình thức mổ nội soi đã rất phổ biến trong thời điểm hiện tại.
6. Giải mã bí mật tồn tại 20 năm của tiểu đường được
Sau 20 năm tìm kiếm, các nhà khoa học cuối cùng cũng xác định ra phân tử bí ẩn cuối cùng, bị tấn công bởi hệ miễn dịch để kích hoạt bệnh tiểu đường type 1. Giải mã được câu đố sẽ giúp chúng ta tìm ra phương pháp mới để điều trị căn bệnh mãn tính nguy hiểm này.
Tiểu đường type 1 là một tình trạng tự miễn dịch, nghĩa là nó được gây ra khi hệ miễn dịch quay lại tấn công chính cơ thể. Trong trường hợp cụ thể, đó là các thế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy. Suốt nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học đã phải vật lộn để tìm hiểu chính xác cách mà hệ thống miễn dịch thực hiện cuộc tấn công và các mục tiêu nó nhắm tới. Bây giờ, họ đã giải mã được bí ẩn cuối cùng trong số đó.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Diabetes.
7. Thành công trong việc đưa thuốc vượt qua hàng rào máu não
Trong suốt 1 thế kỷ qua, vấn đề đau đầu nhất khi điều trị bệnh về não là làm thế nào để tìm ra cách đưa thuốc vượt qua hàng rào máu để vào não một cách an toàn. Đó là một lớp tế bào chuyên biệt, gọi là tế bào nội mô kiểm soát sự nhập cảnh của các phân tử vào não. Axit amin, oxy, glucose và nước là các phân tử cần thiết cho chức năng não sẽ được phép đi qua hàng rào máu. Còn các chất khác bị cản lại kể cả những loại thuốc điều trị bệnh con người phát triển.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Cornell, Hoa Kỳ đã có tiến bộ y khoa năm 2016. Nó phá vỡ một trong những rào cản lớn nhất đối với điều trị các bệnh về não, từ Alzheimer cho đến ung thư . Hàng rào máu não (Blood Brain Barrier-BBB), thứ đang ngăn cản sự hiệu quả trong phân phối thuốc điều trị trên não đã có thể được “dỡ bỏ”. Giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một loại thuốc có tên Lexiscan. Nó sẽ kích hoạt thụ thể adenosine mà sẽ tác động vào hàng rào máu não. Lexiscan điều chỉnh giảm biểu hiện và chức năng của P-glycoprotein, được coi là “người gác cổng tận tụy” của hàng rào máu. Nhờ đó, các phân tử thuốc có thể “lẻn qua” trong một khoảng thời gian nhất định.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí The Journal of Clinical Investigation .
8. Một bệnh ung thư bị loại bỏ, hàng chục ngàn bệnh nhân không còn phải xạ trị
Mới đây, một Ủy ban quốc tế với sự tham gia của các bác sĩ đến từ nhiều quốc gia trên thế giới đã quyết định loại bỏ một trường hợp chẩn đoán ung thư ra khỏi danh sách. Đó là một dạng khối u tuyến giáp đang khiến 10.000 người Mỹ nhận chẩn đoán ung thư mỗi năm. Tới giờ, hóa ra nó lại không phải ung thư.
Nhờ tiến bộ y khoa năm 2016 này mà hàng ngàn người bệnh sẽ không phải cắt bỏ tuyến giáp, không phải điều trị với phóng xạ và kiểm tra sức khỏe định kỳ sát sao. Đáng nói hơn, đây là bằng chứng sáng giá cho thấy nhiều loại tổn thương khác bên trong tuyến vú và tuyến tiền liệt cũng có thể đang biến người bình thường trở thành bệnh nhân ung thư.
Báo cáo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí JAMA Oncology.
9. Lần đầu tiên trong lịch sử, một người nhiễm HIV được chữa khỏi hoàn toàn
Một người đàn ông 44 tuổi bị nhiễm HIV là một trong một trong 50 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu điều trị HIV do 5 trường đại học hàng đầu Vương quốc Anh. Người đàn ông này được các bác sĩ đã tiêm một loại vắc-xin để giúp cơ thể nhận biết các tế bào bị nhiễm HIV.
Sau đó, một loại thuốc có tên Vorinostat được tiêm tiếp vào để kích hoạt các tế bào T không hoạt động. Nhờ tiến bộ y khoa năm 2016 này mà hệ thống miễn dịch có thể tự nhận biết và loại bỏ hoàn toàn các tế bào nhiễm virus HIV. Kết quả là xét nghiệm máu của bệnh nhân này không phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu nào của virus HIV, cho thấy rằng phương pháp mới có thể chữa khỏi tận gốc căn bệnh thế kỷ.
10. Chấm dứt đại dịch Ebola
Như các bạn biết Ebola là loại virus lây bệnh sốt xuất huyết ở người và các loài linh trưởng khác. Bệnh gây tỷ lệ tử vong của những người nhiễm bệnh ở mức cao, từ 25% lên đến 90%, tùy thuộc vào chủng virus. Sau khi gây đại dịch khủng khiếp tại Tây Phi, Ebola đã phát triển thành một mối đe dọa toàn cầu và nhanh chóng lan tới các nước láng giềng Tây Phi như: Liberia, Sierra Leone, Nigeria và Senegal. Thậm chí thế giới tiếp tục ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm Ebola tại Mỹ và các quốc gia châu Âu như Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Hà Lan, Đức, Thụy Sĩ, Na Uy.
Tuy nhiên, vào giữa tháng 1/2016, Tổ chức y tế thế giới (WHO) chính thức tuyên bố sự chấm dứt của đại dịch Ebola. Tiến bộ y khoa năm 2016 là thành tích đáng ghi nhận cho nỗ lực của hệ thống y tế các quốc gia Tây Phi, cùng với sự chung tay của các đoàn cứu trợ tình nguyện trên toàn thế giới.
Top 10 tiến bộ y khoa 2016 cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của con người trong lĩnh vực y học. Các nhà khoa học không ngừng tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu và tìm ra những phương pháp chữa bệnh mới nhất, hiệu quả nhất để giúp con người vượt qua những căn bệnh hiểm nghèo nhất.
Xem thêm: