Dịch bệnh trên thế giới là sự lây lan nhanh chóng của một bệnh truyền nhiễm với số lượng lớn những người bị nhiễm trong một cộng đồng hoặc một khu vực trong vòng một thời gian ngắn, thường là 02 tuần hoặc ít hơn. Dịch bệnh truyền nhiễm thường được gây ra bởi một số yếu tố trong đó có một sự thay đổi trong sinh thái của số lượng vật chủ (ví dụ như sự gia tăng hoặc tăng mật độ của một loài vector), một sự thay đổi di truyền trong các ổ mầm bệnh hoặc bắt đầu của một tác nhân gây bệnh mới nổi (do sự biến đổi các tác nhân gây bệnh hoặc vật chủ).
Trong lịch sử hàng nghìn năm tồn tại và phát triển, con người đã phải chống đỡ với vô vàn trận đại dịch khủng khiếp, với số tử vong có thể lên đến hàng trăm triệu người trong một trận dịch. Trong quá trình phát triển của mình, nhân loại ngày càng tiếp xúc gần hơn với các loại vi khuẩn mà trước đây tổ tiên của mình chưa từng gặp. Qua việc tích trữ thực phẩm và mở rộng lãnh thổ, con người thu hút nhiều loại vật chủ mang mầm bệnh như chuột và ruồi muỗi, tạo cơ hội cho đại dịch phát triển lớn hơn.
Sau đây, 10hay mời bạn đọc cùng điểm qua top 10 dịch bệnh trên thế giới cướp đi hàng triệu sinh mạng
Bài viết liên quan:
- 10 bệnh cần được tiêm phòng ở người lớn mà bạn nên biết
- Top 10 bệnh hiểm nghèo và những cách phòng tránh
- Top 10 cách phòng chống các bệnh truyền nhiễm mùa đông xuân
1. Bệnh đậu mùa
Đậu mùa là một căn bệnh truyền nhiễm của riêng loài người, gây bởi hai dạng virus Variola major và Variola minor. Đậu mùa gây bệnh trong các mạch máu nhỏ ở da, miệng và cổ họng. Virus V major độc hại hơn, gây tử vong trong số 30-35% bệnh nhân. V minor gây dạng bệnh nhẹ hơn, giết khoảng 1% bệnh nhân.
Dịch bệnh đậu mùa là một trong những đại dịch nguy hiểm nhất mà con người từng gánh chịu. Virus đậu mùa gây ảnh hưởng tới cuộc sống, tính mạng của con người từ hàng nghìn năm trước, với tỷ lệ tử vong lên tới 30%. Căn bệnh này còn đáng sợ đến mức có thể lan truyền qua việc hít phải các virus có trong không khí, thường từ các dịch từ vùng họng, mũi, niêm mạc họng của người nhiễm bệnh. Các chuyên gia đã điều chế được vắc xin phòng bệnh đậu mùa từ năm 1796 nhưng cho đến nay dịch bệnh này vẫn thỉnh thoảng bùng phát trở lại.
2. HIV-AIDS
Trong khoảng 30 năm qua, căn bệnh thế kỷ này đã lấy đi hơn 35 triệu mạng sống và phá hoại hạnh phúc nhiều gia đình. Những con số kinh hoàng về dịch bệnh HIV-AIDS được công bố như sau: xấp xỉ 34 triệu người đang sống với HIV trên toàn thế giới; 1,4 triệu phụ nữ mang thai dương tính với HIV; 960 em bé sinh ra có kết quả dương tính với HIV mỗi ngày; châu Phi là khu vực có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất trên thế giới,… Thời gian gần đây, tình hình nhiễm HIV-AIDS có nhiều chuyển biến tích cực, số trường hợp tử vong do AIDS giảm 25% trong 7 năm qua trên toàn cầu; số người châp nhận điều trị bằng ART tăng gấp 30 lần trong 10 năm qua,…
3. Dịch cúm năm 1918
Khi Chiến tranh thế giới thứ I sắp kết thúc vào năm 1918, cả thế giới chưa kịp hưởng hòa bình thì một dịch cúm đã bùng phát và cướp đi sinh mạng của hơn 20 triệu người trong vòng 3 tháng. Dịch bệnh này tiếp tục hoành hành trong một năm và số ca tử vong lên đến 50-100 triệu người.
Nguyên nhân của trận cúm này do một chủng virus cúm mới – cúm A H1N1. Đây là một loại cúm gia cầm, do các virus này lây sang người từ gia cầm. Dịch cúm thường có xu hướng lắng xuống sau một năm, khi virus biến đổi thành các chủng khác, ít nguy hiểm hơn. Ngày nay, hầu hết mọi người đều mang trong mình miễn dịch với virus cúm A H1N1.
4. Bệnh dịch hạch
Bệnh dịch hạch từng gây ra một trong những vụ dịch bệnh lớn nhất trên thế giới. Đây từng là căn bệnh kinh hoàng với tỷ lệ tử vong cao trong lịch sử nhân loại, có tính truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra. Bệnh lây truyền chủ yếu từ động vật gặm nhấm sang người qua vật trung gian là bọ chét. Người mắc bệnh có những triệu chứng sốt, đau đầu, mệt mỏi, hoại tử và sưng hạch bạch huyết, đặc biệt ở nách và háng. Được mệnh danh là “Cái chết đen”, thời kỳ 1346-1350, dịch hạch lan rộng làm rung chuyển châu Âu, Trung Đông, Nga và phía bắc châu Á. Hai phần ba số người nhiễm bệnh thiệt mạng chỉ trong vòng 4 ngày.
5. Bệnh sốt rét
Sốt rét là một bệnh gây ra bởi ký sinh trùng có tên Plasmodium, lây truyền từ người bệnh sang người lành khi những người này bị muỗi đốt. Bệnh phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ, châu Á và châu Phi. Mỗi năm có khoảng 515 triệu người mắc bệnh, từ 1 đến 3 triệu người tử vong.
WHO ước tính rằng trong năm 2010 đã có 219 triệu ca sốt rét làm 660.000 ca tử vong. Phần lớn các ca (65%) gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Có khoảng 10.000 ca sốt rét mỗi năm ở Tây Âu, và 1300-1500 ở Hoa Kỳ. Khoảng 900 người chết do bệnh sốt rét ở châu Âu trong những năm 1993 và 2003. Sốt rét hiện có phân bố trên một dải rộng quanh xích đạo, các vùng của châu Mỹ, nhiều nơi ở châu Á, và hầu hết ở châu Phi; ở vùng cận Sahara châu Phi, 85-90% tử vong do sốt rét,…
6. Bệnh lao
Bệnh lao là tình trạng nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, thường gặp nhất ở phổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh (lao màng não), hệ bạch huyết, hệ tuần hoàn (lao kê), hệ niệu-sinh dục, hệ xương khớp,… Hiện nay lao là bệnh nhiễm khuẩn chính và thường gặp nhất, ảnh hưởng đến 2 tỉ người, tức 1/3 dân số, với 9 triệu ca mới mỗi năm, gây 1,5 triệu người tử vong (ước tính 2016), hầu hết ở các nước đang phát triển.
Theo số liệu của báo cáo năm 2011 của WHO, trong năm 2010 có khoảng 8,8 triệu trường hợp lao mới được phát hiện. Tỷ lệ mắc mới đã giảm từ năm 2002, và nhìn chung tỷ lệ mắc mới giảm khoảng 3,4% trong giai đoạn từ 1990 đến nay. Tỷ lệ tử vong do lao giảm từ 24% năm 2000 xuống 6% năm 2010.
7. SARS
SARS hay Hội chứng hô hấp cấp tính nặng là một hội chứng bệnh hô hấp ở con người, được gây ra bởi một loại virus mang tên virus SARS. Giữa tháng 11 năm 2002 và tháng 7 năm 2003, dịch SARS bùng phát ở Hồng Kông lan tỏa gần như trở thành một đại dịch với 8422 trường hợp và 916 trường hợp tử vong trên toàn thế giới (10,9% tử vong) theo Tổ chức Y tế Thế giới. Chỉ trong vòng vài tuần lễ, SARS lan từ Hồng Kông lây nhiễm sang nhiều người khác tại 37 quốc gia trên thế giới vào đầu năm 2003. Đây được xem là một trong những vụ dịch bệnh lớn nhất trên thế giới từ trước đến nay.
8. Bệnh tả
Bệnh tả (Cholera) là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi trùng Vibrio cholerae gây ra, độc tố của vi trùng này gây tiêu chảy nặng kèm theo mất nước và có thể dẫn đến tử vong trong nhiều trường hợp. Robert Koch là người nhận dạng được vi trùng gây bệnh tả vào năm 1883. Trên toàn thế giới, bệnh tả ảnh hưởng đến 3-5 triệu người và gây ra 100.000-130.000 ca tử vong một năm tính đến năm 2010. Vào năm 1991, một trận dịch tả đã bùng phát và có 300.000 ca bệnh khiến cho 4.000 người tử vong trong năm đó.
9. Sốt vàng da
Khi những người nô lệ châu Phi được đưa đến châu Mỹ, họ vô tình đã trở thành con đường trung chuyển của rất nhiều loại dịch bệnh, một trong số đó là bệnh sốt vàng da. Dịch bệnh này đã tiêu diệt gần như toàn bộ đội quân bất khả chiến bại của Napoleon.
Khi Napoleon gửi đi một binh đoàn với quân số ước tính khoảng 33.000 người đến vùng thuộc địa ở Bắc Mỹ, chính dịch sốt vàng da đã giết chết 29.000 người trong số này. Quá kinh hoàng trước con số này, Napoleon đã quyết định bán lại mảnh đất này cho Hoa Kỳ. Cũng như sốt rét, sốt vàng da lây lan thông qua vật chủ trung gian là muỗi.
10. Dịch Ebola (dịch bệnh trên thế giới)
Sự bùng nổ dịch bệnh là do virus Ebola Zaire, còn được gọi đơn giản là virus Ebola (EBOV). Đó là sự bùng phát nghiêm trọng nhất của bệnh virus Ebola tính theo số lượng các ca nhiễm và số người tử vong kể từ khi phát hiện ra các virus trong năm 1976. Dịch bệnh bắt đầu tại Guine trong tháng 12 năm 2013 nhưng đã không được phát hiện cho đến tháng 3 năm 2014, sau đó nó lây lan sang Liberia, Sierra Leone, Nigeria và nhiều nước khác. Tính đến ngày 23 tháng 10 năm 2014, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo có tổng cộng 10.141 trường hợp nghi ngờ và 4.922 trường hợp tử vong do dịch bệnh Ebola.
Xem thêm: