Điểm khác biệt Tết cổ truyền Việt Nam xưa và nay là cái nhìn tổng quan về ý nghĩa những ngày tết cổ truyền của dân tộc ta để thế hệ sau hiểu biết hơn về phong tục tập quán trải qua hàng ngàn năm của nước ta có những khác biệt và thay đổi ra sao. Mỗi thời đại mỗi xu hướng đón tết cổ truyền khác nhau nhưng chung quy là các thế hệ vẫn thích giữ gìn nét đẹp thuần phong mỹ tục của dân tộc trong việc sắm sửa, chào đón tết trong mọi gia đình. Website 10Hay.com chia sẻ 10 điểm khác biệt giữa tết xưa và tết nay trong không khí nhộn nhịp kết thúc một năm cũ và đón mừng một năm mới nhiều may mắn, thịnh vượng hơn.
- 10 nét khác biệt độc đáo ngày Tết nguyên đán giữa hai miền Nam Bắc
- 10 ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán bạn nên biết
- 10 lời khuyên an toàn trong những ngày lễ tết
- 10 món bánh truyền thống Việt Nam
- 10 ý nghĩa ngày Tết dương lịch 2017, Tết tây 2017
- Top 10 phong tục đón Tết kỳ lạ của các dân tộc Việt Nam
1. Bắn pháo hoa đêm giao thừa Tết nay
Thay cho tiếng pháo đì đùng của tết xưa, xác pháo nhuộm thắm sân nhà sáng mồng một, mùi khói pháo còn vấn vương làm cay cay mũi là không khí rộn ràng các màn bắn pháo hoa tại những điểm bắn pháo hoa của thành phố hay các tỉnh thành lớn trong cả nước. Việc bắn pháo hoa ngày nay đã làm giảm lượng người bị tai nạn vì tự đốt pháo đã làm cho không khí ngày xuân càng thêm vui.
2. Mua sắm đơn giản, nhanh chóng Tết nay
Ngày xưa, chúng ta thường thích thú trong những ngày cận tết cả nhà tất bật chuẩn bị lá chuối, nếp, đậu xanh để gói bánh chưng, bánh tét. Xong đợi nồi bánh chín suốt đêm giao thừa và ngồi trò chuyện thâu đêm về những dự định háo hức trong năm mới. Ngày nay, các bà nội trợ thường mua bánh chưng, bánh tét các loại ngoài chợ, siêu thị hay đặt hàng online từ trước tết 1-2 ngày là xong phần mua sắm tết.
>>> Xem thêm : 10 đồ vật nên có trong nhà vào ngày tết Nguyên Đán
3. Không còn không khí sum vầy gia đình Tết nay
Ngày nay, người ta ít khi quan trọng những bữa cơm quây quần đoàn tụ cùng nhau trong mấy ngày xuân ngày tết nữa. Thay vào đó, họ rủ nhau đi du lịch, ngắm cảnh ở nước ngoài, du lịch sang các vùng lân cận. Thế là, những ngày xuân hiện nay mất dần không khí thân tình, mong đợi con cháu tề tựu cùng nhau thưởng thức bữa cơm gia đình như tết xưa.
4. Mâm cơm Tết nay mất dần hương vị
Ngày xưa, mâm cơm ngày tết được chăm chút, xem trọng vì thể hiện sự khéo léo đảm đang của người nội trợ và sự háo hức chờ mong của các thành viên trong nhà. Ngày nay mâm cơm ngày tết không thiếu món gì nhưng lại làm cho người ta ngán và chán. Vì hằng ngày, họ ăn không thiếu món nào thì ngày tết không còn thèm ‘thịt mỡ, dưa hành’ gì nữa.
5. Chợ hoa Tết nay mở rộng địa điểm
Ngày xưa, khó khăn lắm người ta mới đến được chợ tết để ngắm các loại hoa khoe sắc. Nhưng không đa dạng chủng loại, màu sắc các loại hoa, cây kiểng như bây giờ. Ngàn sắc hoa lung linh trong ánh nắng mùa xuân lại có giá cả phù hợp thu nhập nên người người nhà nhà chưng hoa kiểng làm đẹp nhà cửa ngày tết.
>>> Xem thêm : Top 10 loại cây cảnh mang ý nghĩa đón tài lộc vào dịp tết
6. Hình ảnh ông đồ cho chữ trên đường hoa
Đây là hình ảnh quen thuộc và thân thương nhất được gìn giữ từ bao thế hệ từ xưa tới nay. Ông đồ bày mực tàu giấy đỏ viết chữ thư pháp treo trong nhà với ngụ ý năm mới nhiều may mắn, tài lộc được mọi người vây quanh xin chữ ngày tết. Hình ảnh đẹp của ông đồ cho chữ luôn khắc ghi trong tâm trí người dân Việt dù ở nơi đâu cũng nhớ về.
7. Tết nay mọi người biết quan tâm nhau hơn
Không khí ngày tết chan hòa trong các gia đình, ngoài ngõ, người người nhà nhà sắm sửa tết nhưng không quên những phần quà nho nhỏ chứa đựng nghĩa tình trao tặng cho người nghèo, người neo đơn, công nhân không có điều kiện về quê ăn tết để mọi người ai cũng được hưởng mùa xuân hạnh phúc, an lạc. Mỗi món quà Tết trao đến mọi người có hoàn cảnh khó khăn xung quanh làm cho bạn cảm thấy mùa xuân càng trọn vẹn và nhiều ý nghĩa hơn.
8. Tết nay nhiều loại bánh mứt
Không đơn giản chỉ có hạt dưa, mứt gừng, mứt bí như ngày xưa mà đã có nhiều loại bánh mứt ngon miệng và đa dạng hơn được sản xuất trong nước hay ngoại nhập làm cho câu chuyện ngày xuân thêm rộn ràng, tươi vui hơn. Tết nay có những loại mứt lạ như mứt cóc, mứt mận, mứt cà chua… màu sắc và hương vị vô cùng hấp dẫn để bạn cùng gia đình, người thân nhâm nhi bên ly trà thơm lừng, đậm đà của mùa xuân.
>>> Xem thêm : 10 lời khuyên sức khỏe trong những ngày tết
9. Phương tiện chúc tết nay phong phú
Tết xưa chúng ta thường gặp nhau để chúc nhau những lời chúc tụng năm mới một cách trực tiếp thì ngày nay người ta có thể nhắn tin trên điện thoại, facebook, zalo…thoải mái và tiện nghi, đúng lúc dù người được chúc ở nơi nào. Không chỉ có lời chúc mà còn có hình ảnh sinh động và phong phú giúp những lời chúc càng nhiều ý nghĩa và hay hơn.
10. Tết xưa thắm đượm không khí nồng ấm ngày xuân
Người ta thường mơ về những ngày tết xưa, không khí đầm ấm, sum vầy gia đình, người người ngoài phố rủ nhau tham dự hội chợ hoa xuân, lễ chùa hay cùng nhau hái lộc cầu may. Ngày nay, cuộc sống bận rộn và hiện đại nên những hoạt động đó dần bị lãng quên.
Những điểm khác nhau Tết cổ truyền Việt Nam xưa và nay vừa kể trên cho thế hệ sau một sự hình dung mới lạ về khung cảnh ngày tết quê hương xa xưa. Nhưng không phải thay đổi nào cũng xấu, chính sự thay đổi đã làm cho tết truyền thống của dân tộc ta ngày càng vui vẻ và hạnh phúc hơn, giữ gìn truyền thống văn hóa lâu đời của nước nhà trong thời đại công nghiệp hóa này.